–“PHẬT ra đời có thẩm quyền độc lập chứng minh vũ trụ. BỒ TÁT có quyền chứng minh chúng sanh cấp bậc tu chứng.″

19. Hịch: Tin-Vâng-Kính

15 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 33875)
19. Hịch: Tin-Vâng-Kính
Phật Đạo duy nhất có một Tôn Chỉ Mục Đích như nhau. Phật Đạo thừa kế Nhất Tôn liên hệ mật thiết không sai chạy, nên gọi Nhất Tôn Tối Thượng. Dù cho vạn Phật ra đời trong vạn thời chỉ đạo chăng cũng vẫn có một Tôn Chỉ Mục Đích nguyên vẹn trong ba thời Phật Nhất Tôn (thời Thượng Kiếp, thời Hiền Kiếp và thời Hạ Kiếp) làm thế nào đưa tất cả đoạt đến Tri Kiến Giải Thoát, còn nói về thời Phật ra đời thì Ngài tuỳ theo thời Kiếp mà hoá độ.

–TỊNH VƯƠNG NHẤT TÔN



Đặc biệt thời Hạ Lai, Pháp Tạng lập pháp Thiền Toạ để Tỏ Pháp tức là Tỏ Tâm. Với Tình Duy Nhất Pháp Tạng, Ngài quyết định bậc tín tâm phải TIN VÂNG KÍNH theo sự chỉ bày Của Bồ Tát. Vì sao? Vì thời Mạt Pháp học, nghiên cứu quá nhiều thành lý chướng. Nên phải Tin Vâng Kính để Lý Sự Không Chướng, tu đến chánh giác. THÔNG LỆNH Ngài trao như sau:

(nhấp vào văn bản để mở lớn)
tinvangkinh_small


TĂNG-CHỦ NHẤT-TÔN
PHÁP-TẠNG PHẬT-GIÁO VIỆT-NAM Hội-Thượng, ngày 10 tháng 3 năm
Mậu Thân (1968)
Số.... /PTPGVN/HT/TC

THÔNG - LỆNH
-------------------

NAM MÔ TỊNH VƯƠNG PHẬT
NAM MÔ PHÁP TẠNG HỘI THƯỢNG PHẬT BỒ TÁT MA HA TÁT

ĐÔNG-ĐỘ DƯỢC-SƯ LƯU-LY QUANG NHƯ-LAI
BẢO TẠNG PHẬT
TỊNH VƯƠNG PHẬT

CHỨNG-MINH BAN-HÀNH
PHÁP-TẠNG HỘI-THƯỢNG
Ngày 10 tháng 3 năm MẬU-THÂN.

CHỨNG-MINH:
TĂNG-CHỦ TỊNH-VƯƠNG, Đại-Diện TAM-THẾ-PHẬT trọn quyền đảm- trách thi hành lành đạo theo TÔN CHỈNH BỔN NGUYỆN chung của TỊNH-VƯƠNG-PHẬT trên con đường PHÁP-TẠNG.

TĂNG-CHỦ có trọng trách CHỨNG-MINH cho các CHÂN-TỬ, cùng chứng-minh giữa thời MẠT-PHÁP, đưa tất cả TRI-KIẾN GIẢI-THOÁT hiện tại. Vậy các Chân-tử chẳng tìm tòi đâu mà đặng giải thoát, chỉ: TIN-VÂNG-KÍNH.

TIN-VÂNG-KÍNH TĂNG-CHỦ liền ĐẮC.

Nếu mất: TIN, thời lạc-loài Sanh-tử.
Bằng nất: TIN-VÂNG, bị chì-đắm trong LỤC-ĐẠO để diễn-hành.
Nếu mất: TIN-VÂNG-KÍNH; Ngạ-Quỷ, Súc-Sanh, Địa-Ngục cận-kề.
CHẲNG TIN: Không bao giờ Giải-Thoát.
KHÔNG VÂNG: Chẳng lúc nào đến và đặng.
CHẲNG KÍNH: Phải bị xa lìa Tánh-Trí, xa lìa BA đời Phật.

tiếp... 2./-









































TĂNG-CHỦ NHẤT-TÔN
PHÁP-TẠNG PHẬT-GIÁO VIỆT-NAM Hội-Thượng, ngày 10 tháng 3 năm
Mậu Thân (1968)
Số .... /PTPGVN/HT/TC

THÔNG - LỆNH
-------------------
CHỨNG-MINH

...tiếp 2.-

TIN-VÂNG-KÍNH TRỌN là: CÔNG-ĐỨC HẠNH-NGUYỆN, là CÚNG-DƯỜNG TAM-THẾ, là THỌ-KÝ THÀNH-PHẬT, lại chung cùng Bổn-Nguyện PHÁP-TẠNG, được ĐỒNG-NGUYỆN, ĐỒNG-HÀNH cùng ĐỒNG-SỰ chung với BỒ-TÁT-PHẬT.

TĂNG-CHỦ TỊNH-VƯƠNG CHỨNG-MINH :

Các CHÂN-TỬ tề-tựu :
Từ NHÂN-THIÊN, THIÊN-THẦN TAM-GIỚI LỤC-ĐẠO như : NHÂN - ATULA - SÚC-SANH - NGẠ-QUYû đến hầu hết ĐỊA-NGỤC tuân hành nghe lãnh tề-tựu;
Chư BỒ-TÁT-MA-HA-TÁT hộ-trì giúp-đỡ hữu-hiệu.
Chư LONG-THẦN-HỘ-PHÁP, HỘ-PHÁP BỒ-TÁT MA-HA-TÁT hộ-trì giúp-đỡ hữu-hiệu.
Chư ĐẲNG-ĐẲNG-THẦN - THIÊN-THẦN - NHÂN-THẦN cùng ATULA-THẦN - SƠN-THẦN - THUỶ-THẦN - HOẢ-THẦN - ĐỊA-THẦN và TỪ-BỘ-THẦN đều hộ-trì giúp-đỡ hữu-hiệu.

Đồng mời: Mười hai DƯỢC-XOA QUỶ-VƯƠNG ĐẠI-TUỚNG của ĐÔNG-ĐỘ DƯỢC-SƯ hộ-trì giúp-đỡ hiện-hữu.

Các vị hãy vì BỔN-NGUYỆN chung của TAM-THẾ-PHẬT. Hôm nay TĂNG-CHỦ thừa- hành thời Mạt-Pháp CHỨNG-MINH các CHÂN-TỬ, đồng thi-hành nhiệm-vụ chung cốt đưa tất cả TRI-KIẾN và GIẢI-THOÁT.
Vậy tuỳ theo mỗi CHÂN-TỬ mà hộ-trì giúp-đỡ nơi CHÁNH-BÁO và THỌ-BÁO phân-minh hiện-hành đúng-đắn hữu-hiệu.
Ngày 10 tháng 03 năm MẬU-THÂN
Lúc 12 giờ 01 phút
TĂNG-CHỦ TỊNH-VƯƠNG
CHỨNG-MINH










































Một hôm Đức Tịnh Vương khai thị tại số 42 đường Hồng Bàng Nha Trang, trên căn gác gỗ của Ngài, tôi nghe như vầy: "Khi tôi trực giác nhớ tiền kiếp quá khứ là Di Lạc, chẳng lẽ KINH tôi viết ra, lại ghi là Di Lạc sao coi được? Tôi phải dùng một cái tên khác đó là Tịnh Vương Nhất Tôn."

Bậc tu hành muốn gặp Đức Di Lạc, phải biết pháp môn của Ngài là gì? Pháp môn của Đức Di Lạc là tu trong SẮC – THINH – HƯƠNG – VỊ – XÚC – PHÁP ở trong đời mà không nhiễm. Tu hành như vậy mới nhận định được chân lý của pháp môn Đức Di Lạc.

"Còn Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật là Giáo Chủ khai đạo ở cõi Ta Bà Thế Giới này chẳng lẽ Hạ Lai này tôi xưng Giáo Chủ nữa để dành ngôi vị của Ngài sao được. Nên tôi chỉ dùng chức vụ tối cao của Đạo gọi là TĂNG CHỦ để tỏ lòng Tôn Kính Đức Giáo Chủ Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Còn nói về hai chữ LONG HOA, khi ra đời hành đạo tôi cũng không treo bảng dùng chữ Long Hoa coi sao được? Do đó tôi phải xin lập HỘI PHÁP TẠNG PHẬT GIÁO VIỆT NAM nhưng cũng có ý nhắc nhở chúng sinh ở thế giới Ta Bà này biết mà nghĩ lại là chính Di Lạc đã ra đời, lập lại Thượng Kiếp nên dưới hàng chữ Pháp Tạng Phật Giáo Việt Nam, tôi có viết Trung Ương Hội Thượng, nhưng cũng tiếc thay không một tu sĩ nào kể cả Tăng, Ni, Phật tử khi nhìn thấy tấm bảng lớn nền vàng chữ xanh da trời treo mà để ý hai chữ Hội Thượng." –T.V.

Tăng Chủ Tịnh Vương chính Đức Di Lạc Tôn Phật đứng ra nhận lãnh trọng trách khai đạo thời Mạt Kiếp do Đức Tịnh Vương Phật chứng minh.

Đức Tịnh Vương Phật chính là Như Lai mà Đông Phương thường quen gọi, cũng chính là Thượng Đế mà Tây Phương thường gọi, Đức Tịnh Vương Phật cũng chính là Đấng A La mà khối Ả Rập thường gọi. Ngài là "Tổng Thể Quyền Lực Vũ Trụ." Do mỗi nơi tự đặt tên khác nhau mà thôi.

Tất cả Chư Phật mười phương trước khi thành Phật đều phải gặp Đức Tịnh Vương Phật để được Ngài ban hành chứng minh mới đặng thành Phật để nhập thể vào Ngài trở thành một. Tuy một mà hai, tuy hai mà một là ý nghĩa như thế.

Hàng Tổ đắc pháp Chân Không, Giác Ngộ, hay Đại Ngộ hoặc Liễu Ngộ vẫn chưa có thể gặp được Đức Tịnh Vương Phật. Bậc giác ngộ rốt ráo hạnh nguyện đến khi đoạt Diệu Quả Bồ Đề thành Phật mới gặp được Đức Tịnh Vương Phật ban hành chứng minh.

Chư Phật và Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật trước khi nhập Niết Bàn đều được gặp Đức Tịnh Vương Phật. Đức Di Lạc Tôn Phật trước khi nhập Niết Bàn cũng đã được gặp Đức Tịnh Vương Phật đến ban hành chứng minh.

Trước giờ nhập Bát Đại Niết Bàn, Chư Bồ Tát, Long Thần Hộ Pháp mới hỏi sao Ngài còn gì nữa mà chưa ra đi. Đức Di Lạc trả lời: –"Tôi còn chờ Đức Tịnh Vương Phật đến chứng minh." Lúc đó Đức Di Lạc xả Chánh Định để dạy việc này. Sau đó Đức Tịnh Vương Phật đến, Đức Di Lạc liền nhập thể Bát Đại Niết Bàn.

Bồ Tát, Đại Bồ Tát khi đắc Vô Thượng Đẳng Chánh Giác đều được Đức Tịnh Vương Phật đến gặp để chứng minh, nhưng khi viên tịch chưa thể được Đức Tịnh Vương Phật đến gặp. Chỉ khi nào lai trần, hạnh nguyện thành quả Phật thực sự, lúc đó Đức Tịnh Vương Phật mới đến ban hành chứng minh.

Còn hàng Tổ A La Hán giác đến cao nhất là Liễu Ngộ chưa có thể gặp được Đức Tịnh Vương Phật. Thời hạ lai nhiều vị xưng Phật không nằm trong Hộ Tịch Phật độ theo Tôn Chỉ, dù có Chánh Giác cũng phải vòng quanh trong lục đạo chờ một vị Phật kế Đức Di Lạc kiểm tra, chứng minh mới được nhập thể. Một hôm Đức Tịnh Vương hóa thân Đức Di Lạc dạy rằng: Tỷ như trong một nước chỉ có một ông vua, khi vua cha băng hà truyền ngôi cho con và cứ thế tiếp nối. Thời này cũng vậy, bậc lãnh đạo đi, trao lãnh đạo mới sau này lên thay. Đường đời cũng không khác đường Đạo chân truyền là vậy.

Do đó nhiều vị không biết đường đi của Chư Phật quá khứ, phải tuần tự tu qua lớp lớp không thể thiếu sót mới được nhập thể. Tự xưng Bồ Tát, Phật đều không có Mật Ấn để điều động vũ trụ.

Cũng như trong một nước có nhiều vị đậu bằng tiến sĩ nhưng chỉ có một vị được vua hay lãnh đạo bổ nhiệm làm thủ tướng. Khi đã nhận lãnh Thủ Tướng cả nước đều nghe, chữ ký của ông Thủ Tướng tất cả dân trong nước phải nghe và tuân theo. Ai chống lại liền có lính đến hỏi tội. Còn những vị tiến sĩ kia hành sự cá nhân để sống, được nhiều hưởng nhiều, đươc ít hưởng ít. Chữ ký cũng không bao giờ có quyền như Thủ Tướng. Sau vị này mãn nhiệm vị khác lên thay cũng có quyền y như vị trước. Bậc Chánh Giác nhập Bát Đại Niết Bàn, Bồ Tát thừa kế duy nhất được trao Mật Ấn để điều hành cứu độ chúng sinh.

Do đó mà Đức Di Lạc bảo: "Hạ lai này Tôi lập lại kỷ cương đường lối tu hành". Nếu chúng sinh theo con đường Ngài đã lập ra, ắt là dân của nước Phật, bằng không dù nghiên cứu, học cao cũng quanh quẩn lai sinh ở thế gian hay vào cảnh giới khác mà thôi!

Nếu tin Phật tu Phật qua Kinh điển, qua hình thờ bằng gỗ, bằng xi măng, bằng giấy in hình Phật, khi lâm chung nếu thiện căn được sinh lại vùng có chùa, gặp lại Kinh Phật, tượng cốt rồi vào tu, cứ thế mà luân hồi.

Gặp Bồ Tát tin tu sẽ đi theo y tôn, y chỉ do đó mà Ngài đã chỉ đạo rõ ràng. Mất tin Tăng Chủ hoặc Tổ thừa hành kế tiếp, thời lạc loài sanh tử. Vì sao? –Vì tu chưa biết lúc nào là đúng sai mà không tin bậc đã tỏ biết con đường sanh tử ắt phải lạc nên phải tin. Bằng không, tu thế nào cũng được, hoặc y kinh vẫn không thoát sinh được.

• Bằng mất Tin–Vâng: bị chìm đắm trong Lục Đạo để diễn hành.

Đa phần bậc tu Tin theo Đạo Phật nhiều vô số kể nhưng TIN bậc Thiện Tri Thức đã giác ngộ thật khó khăn, phải chờ ngày nào nhận được chân lý mới TIN. Bậc tu tin Thiện Tri Thức đã khó, còn nghe lời Tin Vâng thi hành để ngộ càng khó hơn. Đã không Vâng, không thực hiện được theo sự chỉ bày của Bậc đã chánh giác sẽ không tháo gỡ được lục đạo gọi là chìm đắm trong Thiên, Nhân, A-Tu-La, Ngạ-Quỷ, Súc-Sanh, Địa-Ngục.

– Đứng về Thiên Giới: Bậc tu hành định tưởng thường mong muốn gọi là dục tưởng.

– Đứng về Nhân Giới: Thường Nhân-Nghĩa-Lễ-Trí-Tín. Khác ý liền chấp, lại không ưa. Thường trụ.

Đứng về A Tu La Giới: Thường nóng tính, dễ phát sinh nên thường hoại lại thường chấp.

– Đứng về Súc Sanh Giới: Thường phát sinh, kết nạp để hoá sinh.

– Đứng về Ngạ Quỷ: Tham lam, tranh giành

– Đứng về Địa Ngục: Chủ Thủ, chỉ biết bạo lực, không nghe ai, độc tôn dễ bị diệt vong.

• Chẳng Kính: Phải bị xa lìa Tánh Trí xa lìa ba đời Phật. Kẻ không kính bậc Thiện Tri Thức không tin Phật, Pháp, Tăng không có thiện căn, tánh độc, hung bạo phải bị xa lìa ba đời Phật. Hiện tại không tin kính Phật thì quá khứ, vị lai cũng vậy. Lúc chết họ sống trong địa ngục, không nghe được lời nói đạo đức.

• Tin–Vâng–Kính trọn là: thuận cũng tin mà nghịch cũng tin. Không chấp, không chướng khi bậc Thiện Tri Thức dụng nghịch hành, cốt cho bậc tín tâm tỏ thông Như Lai Tạng. Đó là công đức Như Lai, cúng dường Như Lai nếu trọn tin, có nghĩa tận độ hết chúng sanh tánh của mình sẽ được Như Lai thọ ký thành Phật.

Đương thời Hạ Lai Mạt Pháp này, Đức Tịnh Vương hóa thân Đức Di Lạc dạy tín chúng cần phải cùng đồng nguyện, cùng đồng hành, cùng đồng sự với chư vị Bồ Tát –Phật đã đi trước để đồng chung hưởng chân lý mà Tri Kiến Giải Thoát. Nếu không cùng chung nguyện, không cùng đồng hành, không đồng sự, tu theo ý muốn sẽ không bao giờ đạt được kết quả vì lạc lối mà Đức Ngài mới Hạ Lai chỉnh trang lại.

Đoạn Kinh sau này Đức Di Lạc đã ghi:

“... Sơn thần – Thủy thần – Hỏa thần – Phong thần… đều hộ trì giúp đỡ hữu hiệu”

– Sơn thần: Thần sống ở núi, chân núi, gốc cây.

– Thủy thần: Có cảnh giới ở nơi nước sống nơi nước như ao, hồ, sông, biển.

– Hỏa thần: Có cảnh giới sống trong lửa, tắm lửa, ăn lửa.

– Phong thần: Có cảnh giới ở nơi gió, sống trong gió.

Còn vô số cảnh giới nữa dưới mắt Thiền Sư thấy thật rõ không sao kể hết được.

Một câu chuyện xảy ra ở vào thế kỷ 20, khoa học tiến bộ văn minh, phi thuyền lên mặt trăng, nghe lạ nhưng có thật: Một hôm, vào khoảng năm 1978, ở trại cải tạo A.30 Tuy Hòa, tôi có một người quen cải tạo chung tên là Hoa. Khi còn ở trại cải tạo Đá Bàn, anh ở tổ thợ rèn. Khi chuyển trại đến A.30 năm 1978 tất cả đều bị đói. Mỗi cải tạo viên được phát bốn (4) kg gạo mỗi tháng và một ít khoai mì. Ai ai cũng bị đói. Vợ anh Hoa đi thăm chồng có mang theo 10 kg gạo. Thấy tôi đói nhiều ngày, anh đem cho tôi một lon sữa bò gạo. Tôi nói với anh Hoa rằng “Một miếng khi đói bằng một gói khi no”. Khi nấu lon gạo anh Hoa cho tôi, trước khi ăn tôi chú nguyện. Lúc đó tôi và anh Hoa đang ở trong trại cải tạo, còn vợ anh ta ở Tuy Hoà xa trại hơn 30 km. Đến mùa lúa kế tiếp sau đó, tất cả toàn nước Việt Nam bị hạn hán, lại sâu rầy lan khắp cánh đồng, cả nước lẫn vùng Tuy Hòa bị hư hại nặng, không có thu hoạch được lúa. Vợ anh Hoa vào thăm chồng báo cho anh ta biết, chỉ có đám ruộng của chị là trĩu nặng hạt, lại sai trái khác thường, trong khi ở chung quanh đám lúa của chị đều bị hư hết. Chỉ có ruộng chị Hoa là được mùa tốt. Cán bộ đến hỏi cách thức trồng, khen chị và gọi bà con nông dân đến xem đám ruộng trúng mùa của chị để học hỏi rút kinh nghiệm. Chị Hoa trả lời cũng trồng như những mùa lúa thường, cũng không chăm sóc đặc biệt nhưng không biết tại sao lại trúng mùa lúa như vậy!

Thế mới biết bậc tu tin vâng kính Chư Phật, thật tối cần để đạt kết quả hữu hiệu. Còn chúng sinh tin bậc trên, kính bậc Thánh, Thần, Trời, Phật đều có lợi thật. Còn nữa, thương yêu người dưới trướng của mình cũng được Chư vị tu quá khứ quý, tán thán, khâm phục.

Nói và hành phải đi song hành chân thật, chớ không phải giả dối chỉ nói lời hoa mỹ mà hành động lại diệt thần Thánh, Trời, Phật chỉ vào địa ngục vô gián quá ư khổ hãi!

Có lần Đức Tịnh Vương hóa thân Đức Di Lạc Ngài khai thị: "Có địa ngục hung bạo đến mức giam một chỗ khoảng 5000 người ác là chuyện thường. Họ luôn kêu la, rên siết không sao kể hết được."

"Đồng mời: Mười hai D
ược Xoa Quỷ Vương Đại Tướng của Đức Đông Độ Dược Sư hộ trì giúp đỡ hữu hiệu."

Mười hai vị này đã ở quanh Đức Tịnh Vương hóa thân Đức Di Lạc để giúp đỡ kẻ Ác căn hồi tâm quay về Thiện.

Đức Đông Độ Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai là tổ của Thiền Tôn đã cho 12 Đại Tướng hộ trì Chánh Pháp trong thời Đức Di Lạc hiện thể khai đạo và đang còn hiện tiền giúp đỡ các chư vị Bồ Tát xây dựng chánh pháp rất tích cực, hữu hiệu. Kẻ lấy cái tưởng còn vọng bình phẩm đều không đúng. Trực giác mới thật nghe thấy biết đúng.

“Vậy tùy theo mỗi chân tử mà hộ trì giúp đỡ Chánh Báo và Thọ Báo phân minh hiện hành đúng đắn hữu hiệu.”


Đến đây Ngài đã minh định sẵn, sự tu hành tùy theo mức độ Tin Vâng Kính của mỗi Chân tử đối với con đường đạo mà Ngài đã dụng Vô Lượng Công Năng, Công Đức vạch ra, sẽ được giúp đỡ. Nếu Chân tử cầu Tri Kiến Phật đến Phật Tri Kiến gọi là con đường giác ngộ đến giác ngộ rốt ráo sẽ được Chánh Báo. Còn Chân tử tu cầu phước báo cũng được thọ báo nhân thiên. Đối với chúng sinh tu hành ngoài con đường Chư Phật, tự ý theo cái muốn cũng được thọ báo phân minh thật bình đẳng lớp lớp./-