–“PHẬT ra đời có thẩm quyền độc lập chứng minh vũ trụ. BỒ TÁT có quyền chứng minh chúng sanh cấp bậc tu chứng.″

33. Diệu Pháp

15 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 34205)
33. Diệu Pháp
“Các ông nên nhớ. Cứ mỗi một thời có một Đức Phật thị hiện, chính lời Phật đều là lời Pháp Hoa Chánh Giác, được coi là Diệu Pháp Liên Hoa kinh để ghi nhớ đọc tụng. Chớ chưa mấy ai nói, gọi là Kinh Pháp Hoa hay tự nhận là giải Kinh pháp Hoa cả.” –T.V.

Thời Đức Bổn Sư cách đây 2538 năm Phật Lịch, xã hội trọng đạo đức, đa phần con người sống hiền lương. Phật tận thấu mới chuyên khai ngộ Hoa Pháp Tánh hợp theo thời đó, Ngài lại dụng nghe thấy biết trong đời hóa giải hoa pháp cho Tứ chúng tu tập, tu hành rất tuyệt mỹ gọi là Diệu Pháp Liên Hoa Kinh.

Đến thời Hạ Lai Đức Di Lạc ra đời trong bối cảnh Mạt Pháp, Ngài cũng đã tường tận Hoa Pháp Tánh độc nhiễm theo thời này bộc phát quá mức mà khai ngộ cho tứ chúng rất tuyệt mỹ, chẳng thiếu sót nên cũng có Diệu Pháp Liên Hoa Kinh của thời Mạt Pháp này. Do đó nhiều bậc tu không thấy, biết được sự nhịp nhàng di chuyển Hoa Pháp Tánh thời Mạt Pháp quá lộng hành, lại đem kinh Pháp Hoa của Phật thuyết giảng theo nghiên cứu trở thành không thực tế, không phải pháp sống hiện hành. Y kinh bất liễu nghĩa làm cho Tam Thế Phật oan. Mỗi thời Phật có một bộ Diệu Pháp Liên Hoa thích ứng theo đời gọi là không ly kinh mà cũng chẳng y kinh.

“Ta áp dụng chỉ đạo, con đường tu tập tuần tự theo Bi Hoa Kinh Tối Thượng. Bi Hoa Kinh là mỗi một bước đi của Chư Bồ Tát cùng Chư Phật đã đi, đến các hàng Tứ Thánh đang đi, tất cả sự tu trì chứng minh đều nơi Kinh Bi Hoa thọ ký.” –T.V.

Bi Hoa Kinh là bộ kinh Đức Bổn Sư dạy chư Bồ Tát Tổng Trì. Nay Đức Di Lạc đã dắt dẫn Chư Bồ Tát Nguyện, Bồ Tát Hạnh vào trong thể Phư Phật. Bậc tinh tấn đều được nghe tiếng Phật, tiếng Pháp, tiếng Tăng và tiếng Tịch Tịnh, tiếng Vô Sở Hữu, tiếng Ba La Mật Đa, tiếng Vô Sở Đắc cùng tiếng Không Sanh Diệt, tiếng Đại Từ, Đại Bi cùng tiếng Thọ Ký đầy Diệu Âm.

dn_danhmay_01
Đức Ngài đang sử dụng máy
chữ Royal để viết Kinh.

Thời Mạt Pháp này Đức Tịnh Vương, Long Hoa Tăng Chủ đã khai thị cho Tứ Chúng không thiếu sót con đường tu tập theo Bi Hoa Kinh Tối Thượng mà Đức Bổn Sư đã từng khai thị cho Tứ Thánh của Ngài. Thời này, Tứ Thánh cũng được dứt phiền não, tâm yên vui, tâm vắng lặng xa rời sanh tử, không còn những điều ràng buộc mà không xa rời tất cả các pháp động loạn.

Nay dù Đức Di Lạc đã nhập Bát Đại Niết Bàn mà Phật Lực đầy Đại Bi - Đại Chí - Đại Dũng của Ngài vẫn còn đầy khắp, làm cho Tứ Thánh đang đi được sức chuyên tâm, được sức quan sát tất cả pháp thiện, siêu thiện, được sức các Tam Muội, được sức Thiền Định, được sức Trí Tuệ Bát Nhã.

“Còn bậc thành thật, thiết tha tâm, trí tuệ kém, khó thực tiễn hóa giải chấp mê, Ngài liền chỉ thẳng, nói thẳng kinh: Phật thuyết Di Đà Kinh cốt các bậc tu hành chuyên trì Niệm Phật Di Đà liền vãng sanh Tịnh Độ, như thế đủ chứng tỏ tùy thuận căn cơ chỉ giáo, chứng tri nơi Bi Hoa Kinh thành đạt.” –T.V.

Còn bậc vẫn tin Phật nhưng không tu hóa giải vạn pháp, gặp việc trái ý vẫn chấp, chướng gọi là chấp mê. Đức Bổn Sư dạy trì niệm Phật A Di Đà để tùy công năng công đức mà vãng sanh Tịnh Độ. Tỷ như bậc tu chuyên tụng kinh, cầu vái van xin trước tượng giấy, tượng đất… Đức Phật A Di Đà nhưng không tu sửa tánh, không hóa giải vạn pháp, sau khi lâm chung nghiệp quả trả xong, được sinh trở lại vùng có chùa thờ tượng giấy, tượng đất A Di Đà để đến tuổi vào tu y như trước. Đó là tùy căn cơ tu hành pháp tánh như thế nào nó liền cung đốn như ý nguyện chứ không phải về tịnh độ là gặp được Đức A Di Đà Phật.

Chừng nào tu thành Phật mới gặp Đức A Di Đà thật. Đây là điểm bậc tu cần quan tâm. Có bậc tu ở chùa lâu, gần ngày lâm chung thấy chiêm bao gặp Đức A Di Đà chỉ cho tòa sen tưởng mình đã thành Phật như Đức A Di Đà là không đúng.

“Nơi Kinh Di Đà Phật thuyết, Ngài khéo léo nói thẳng tự tánh thành lập, tự tâm kiến tạo, tự nguyện tu trì thành đạt như sau: Kinh A Di Đà Phật vẫn dành cho bậc tu Đại Thừa hóa giải vạn pháp để tu Tự Tánh Tỏ Tánh kiến tạo tâm rộng rãi bao dung, quyết tâm tự tu hóa giải cũng giữ gìn Chánh Pháp trường tồn.”
–T.V./-