–“PHẬT ra đời có thẩm quyền độc lập chứng minh vũ trụ. BỒ TÁT có quyền chứng minh chúng sanh cấp bậc tu chứng.″

47. Thời Kỳ Nhất Tôn Hoá Độ Nhất Thừa

15 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 31703)
47. Thời Kỳ Nhất Tôn Hoá Độ Nhất Thừa
hand_hanhdungnlt_01
 "HÀNH DỤNG NHƯ LAI TẠNG"
 Lộ trình Tu đi đến Vô Thượng Đẳng Chánh Giác
 của Đức Vô Thượng Di Lạc Tôn P
hật.



• Bồ Tát đi nơi Hữu Ngã mà thành Vô Ngã. Phàm Phu đi trong Vô Ngã mà thành Hữu Ngã.
• Bồ Tát tu trì hạnh nguyện qua từng giai đoạn từ nơi Thanh Tịnh đến nơi Bất Tịnh từng lớp lớp chúng sanh, với chủ đích phụng sự cúng dường Như Lai thề nguyện Sự thành thử không ô nhiễm, không tập nhiễm chẳng mảy may chướng ngại sự việc mình đang hành, sự việc mình sắp làm ngày nay phải làm, chốn rỗng rang của Bồ Tát, duy nhất bậc tu chứng hạnh nguyện dung khắp mới tường tận mà thôi.

–BIỆT TÔN VÔ THƯỢNG ĐẲNG KINH




Thời kỳ Hoá Độ Nhứt Thừa, Ngài khai thị cho các bậc Tôn Giả tín thành, thiết tha đã từng qua pháp không chướng, không chấp. Cả đạo tràng Pháp Tạng có khoảng bốn hoặc năm vị Tôn Giả được dự vì từ hàng Thánh Hiền chuyển lên tu trì hạnh nguyện từ A La Hán đến Bồ Tát thực tế quá khó.

Đúng tinh thần Ngài biết trong vị lai Tôn Giả nào sẽ Liễu Ngộ mới khai dạy Nhứt Thừa để tu đến Giác Ngộ Rốt Ráo.

Tuy cùng chung trong hội trường nơi Đạo Tràng Ngài khai riêng cho lớp say đạo, cấp tu chưa say đạo đến không hề hay biết. Khi Ngài đang giảng mà có bậc nào không phải lớp say đạo vào ngồi nghe, Ngài liền chuyển pháp liền lạc cho hợp với trình độ của bậc này nên cấp tu thấp không hề hay biết Diệu Dụng của Ngài. Bậc Tôn Giả được Ngài khai hạnh nguyện, hành nguyện Bồ Tát, những bậc này thật tín tâm, nhẹ cảm những gì Ngài khai thị cho thi hành.

“Tuy nhiên các Ông cùng một lứa tu hành, cùng một môn tu trì Tri Kiến, nhưng thật ra giữa các ông với các ông trình độ, tư tưởng xa cách nhau quá ư nhiều bậc, chỉ vì quan niệm không đồng, pháp giới như vậy. Đứng về phẩm Bồ Tát đối với A La Hán, Duyên Giác, Thinh Văn xa hàng triệu do tuần.” –T.V.

Lời của Đức Vô Thượng Tôn rất chí tình một khi đã được ấn trao truyền thừa Bồ Tát Ma Ha Tát thì vị này thực tiễn là Thầy của họ trong vô số kiếp nữa, nhưng có quan niệm cùng chung một Thầy nên lắm lúc họ nói càn nói ẩu xem như trình độ ngang nhau. Bậc biết phải làm thinh vì cái Mê, cái Ta lầm lẫn của họ.

Sau Ngài khai thị: “Cũng như Tôi vì Diệu Dụng tận độ chúng sanh mà phải bị Nhân Sinh bạc đãi, vậy Ông phải tự nguyện nếu họ quay lại tìm, hồi hướng tùy chí nguyện ông dạy cho họ được Giác Ngộ, được Chánh Giác. Thực hành đầy đủ Như Lai vô biên thề nguyện sự ông mới tròn duyên tròn nguyện phẩm công đức cúng dường Như Lai mà thành Chánh Quả.”

Chư Bồ Tát là bậc tu hành đúng với Chân Tôn Chánh Tín. Bậc này đã nghe thấy biết tường tận pháp mê tín nên thường ngày tự có mạch sống thực tiễn liền lạc. Những bậc tu lâu năm tính theo tuổi kiết hạ, dù có tín tâm hay thiết tha tâm mà không thấy được chính mình bị mê tín, vẫn tu hành lạc hướng. Do đó không thể kể tu hành lâu năm hay mới tu. Cũng không tự thắp đuốc mà đi nổi.

Bồ Tát thường giải được mê chấp, đó là món ăn của Bồ Tát. Bồ Tát thường tự vận chuyển thông suốt vạn pháp di chuyển nơi tánh mình để pháp Hồi Tâm. Khi gặp hoàn cảnh khó vẫn an nhiên chú tâm hóa giải an lành. Đó là y áo Bồ Tát.

Bồ Tát đối diện trước nghịch cảnh dù gai góc gay cấn đến đâu vẫn tự quán biết rõ nhưng tâm không phiền trách đó là Bồ Tát Nhãn Tịnh, Nhĩ Tịnh liền có cái nhìn Chân Giác, quân minh vượt tầm tỏ thông cái thấy của A La Hán.

“Nhờ Đạo Hạnh kiên trì nên Bồ Tát mới đặng đôi mắt Nhãn Tạng vệ tinh soi khắp thế gian cùng xuất thế gian không lầm lạc.” –T.V.

Bồ Tát thường dùng ái ngữ cùng cử chỉ cao đẹp, làm cho chúng sanh ái kính, nhờ đó gần gũi chúng sanh mà biết tỏ tường nơi thếâ gian đến các cõi ngoài thế gian như Tiên, Thần không có lầm lạc. Bồ Tát biết từng Pháp Tánh từng Bổn Lai Diện Mục của mỗi mỗi chúng sanh bị thọ nhiễm ra sao, phải hành dụng như thế nào, Bồ Tát liền giúp đỡ tháo gỡ độc nhiễm rất kết quả khiến chúng sanh giải mê hết lầm.

Bồ Tát không hề chỉ thuyết pháp suông mà nhờ mắt Nhãn Tịnh, tai Nhĩ Tịnh, nên quan sát tỷ mỉ theo dõi chỉ bày chúng sanh áp dụng lối tu hóa giải ngay trong gia đình, trong chỗ làm việc. Sau kiểm tra chỉ bày ưu điểm, khuyết điểm dần dần chúng sanh bớt cái sai được cái đúng đến lúc không còn cái sai chỉ còn cái đúng. Bậc tu tín tâm được an lành thoải mái biết việc mình làm, ý thức lời nói dẹp tan được Vô Minh.

Hàng Bồ Tát không ngồi giảng Tham, Sân mà Hành Dụng, Diệu Dụng cho bậc tín tâm vào tham, vào sân sau va chạm bị hư hỏng thấy rõ mình bị tham, bị sân độc nhiễm liền tự tháo gỡ được an lành. Bồ Tát đã từng kề cận Chư Phật, đã từng trải qua tham, sân, si. Đã từng được Phật Diệu Dụng nay ắt phải biết cứu độ chúng sanh, cứu độ A La Hán được tỏ tường mà không dính mắc Tham, Sân, Si.

Thật khó gặp bậc biết hành dụng, diệu dụng chỉ bày Thinh Văn Hạnh, Duyên Giác Hạnh, La Hán Hạnh, Bồ Tát Hạnh.

“Bồ Tát biết công dụng Pháp Đảnh nơi đỉnh đầu Nhập Định Xuất Định diễn thông tam giới, có thể đo lường trọng lượng sắc thái nơi các cõi trong tam thiên vũ trụ, di chuyển từng sát na thoải mái, không khác nào các nước văn minh dùng phi thuyền khám phá vũ trụ, do nơi công năng kiến tạo tường tận không còn mảy may nghi chấp, bậc này thường nói: Ta chẳng còn lấy một nghi chấp nào cả.” –T.V.

Bậc tu đoạt được từ Giác Ngộ, Đại Ngộ, Liễu Ngộ đến Vô Thượng Đẳng Chánh Giác biết dụng pháp đảnh cao thấp rộng hẹp tùy mức tu chứng những bậc này đều nương theo thể tánh tỏ Thiền tức tỏ Thiền Tánh. Thể Tánh Thiền không khác với Pháp Tánh. Thể Tánh thiền nương chìu theo từng vọng khởi từng tà niệm của bậc tu chạy theo sự mong muốn thành giới hạn. Bậc biết nương theo Thiền tức nương theo Thể Tánh hóa giải mê lầm được biết rõ Thể Tánh vốn Viên Tịch, vốn sáng sẵn nơi Nhân Sinh. Lại tùy bậc tu hành thâm pháp giới tỏ rõ cạn sâu mà đoạt Giác Ngộ, Đại Ngộ, Liễu Ngộ, Vô Thượng Đẳng Chánh Giác.

Những Bậc Giác Ngộ còn phải hành thâm vào Giới ra Giới, phải tinh tấn thi hành Tịnh-Bất Tịnh dung thông 10 năm, 15 hay 20 năm sau mới vào được Định. Nếu bậc tu Đại Ngộ sẽ được Đại Định, bậc tu Liễu Ngộ từ Đại Định lìa định vào Liễu Định. Bậc tu dám tiến sâu vào vô minh đúng mức liền thị chứng Diệu Âm, vào vô minh thêm nữa sẽ thị chứng không còn pháp nào cao hơn nữa... Nếu bậc tu đắc Vô Thượng Đẳng Chánh Giác một thời gian sung mãn công năng công đức sẽ vào Chánh Định. Từ Chánh Định phải tu sống động nữa nơi Hữu Tướng Phi Tướng để từ Chánh Định vào sâu Thần Thông Tam Muội, tỏ tường trơn liền Tam Muội.

Bậc tu dù thuộc bất cứ pháp môn nào, tôn giáo nào cũng phải duy nhất tuần tự sở đắc từng phẩm như vậy. Đây là lộ trình Chư Bồ Tát đúng nghĩa đến với Như Lai Phật, Thượng Đế, Đấng A La không có con đường thứ hai nào khác. Ngoài ra đều là Man Khai Tướng Phật.

Phật thân và tâm là một. Còn chúng sanh thân và tâm là hai. Tu chừng nào thân tâm là một mới xuất định được. Có bậc thật giỏi, trí tuệ không chướng, không chấp, không mắc miếu khi Giác Ngộ một thời gian nhập định được nhưng lại không xuất định được. Chỉ dùng Định Tưởng để xuất Định theo Tiên Thần Trí, giới này nhiều vô số, thuộc ngoại giáo. Tu theo Đức Vô Thượng Tôn Di Lạc mới thấy được biển cả bao la vô tận, phải đào, phải bới chẳng thiếu sót pháp mới có nhập, xuất Chánh Định. Thật khó khăn vô kể mà cũng an lạc vô kể, nó Bất Khả Tư Nghì, chẳng thể dùng văn tự giảng giải được.

“Quốc độ là hàm chứa trang nghiêm bảo pháp do Phật Lực hiện hành, Chư Bồ Tát an trú, do như thế nên bậc thiện căn, thiện chí đến mức nào chẳng làm thế nào nhìn nhận đặng.” –T.V.

Quốc độ chư Phật quá khứ cũng như quốc độ Đức Di Lạc Tôn Phật hiện hành đầy đủ trang nghiêm. Bậc tín tâm tu tập theo Ngài khi có hoàn cảnh đều được bảo bọc nơi Phật Lực đầy huyền diệu. Chư Bồ Tát đều được nương nhờ Phật Lực này tu hành. Khi bậc tín tâm cùng Chư Bồ Tát gặp hoàn cảnh không hóa giải nổi đều được Phật Lực đầy quyền năng, đầy mầu nhiệm chở che cho qua khỏi nạn tai khổ ải.

Có hạnh nguyện tu hành trong thời Hạ Lai Mạt Pháp gặp được Đức Di Lạc Tôn Phật mới nhìn nhận Phật Lực của Ngài đầy bao dung, tận độ chúng sanh khó nghĩ bàn. Những bậc càng Tin Vâng Kính, Ngài càng mở pháp nghịch. Có lắm lúc không chịu nổi bỏ đi nhưng dù có xa lánh ở đâu cũng được Phật Lực cứu độ hồi tỉnh, không khác nào Tôn Ngộ Không được cái vòng kim cô dính trên đầu do tâm Đại Bi của Quán Thế Âm Bồ Tát cứu độ.

Số Chân Tử không phải thành phần xây dựng Đạo, họ ở vòng ngoài của tổ chức Trung Ương không hề hay biết. Thế mới biết cùng đạo tràng, cùng một hội trường mà lối tu thọ lãnh Chân Pháp của Ngài khác xa nhau triệu triệu do tuần. Thế cho nên dù bậc tu thiện căn, thiện chí đến mức nào chăng nữa mà không lập pháp xây dựng Chánh Pháp vẫn không hề nhận biết đường Đạo tận độ chúng sanh.

“Sau khi thành Phật thân tâm là Như Lai trùm khắp. Đối với bậc Chánh Giác thân vốn Như Lai, đó chính như nhiên không hai tướng.” –T.V.

Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật thọ ký Bồ Tát Di Lạc thời Hạ Lai Mạt Pháp thành Phật. Lúc bấy giờ Đức Di Lạc đã sở đắc Vô Thượng Đẳng Chánh Giác. Ngài đã phải Hạnh Nguyện hành thâm Pháp Giới. Đến nay đã được 2539 năm Phật Lịch mới thành Chánh Quả Phật. Thật khó khăn vô kể! Thời này Ngài quán xét lại có lắm bậc sở đắc Vô Thượng Đẳng Chánh Giác học thuyết, giả thuyết mà hạnh nguyện vạn pháp còn cạn cợt vội xưng Phật trở thành Phật Giới bị lầm mê.

Như đã trình bày phần trước, vị Phật trước phải dạy chu đáo rồi thọ ký cho Bồ Tát thừa kế sau sẽ thành Phật. Nếu không, dù Chư Bồ Tát nào có sở đắc cũng vòng quanh lục đạo không sao nhập thể được, Vũ Trụ tức Như Lai không công nhận.

Phật phải có thể hiện hàng Thánh Chúng và Bồ Tát Thượng Thủ. Còn tự xưng Phật mà dạy chúng sanh, sau này chúng sanh niệm chúng sanh nghe, còn xa chân lý và vô minh dầy đặc nên không nhập thể vũ trụ được, phải học chư Tổ, chư Thánh cho xong đã.

“Nơi kinh Duy Ma, ông A Nan xin sữa, ông Duy Ma quở trách: Ông A Nan, ông chớ nên nói thế, Như Lai bất diệt, Như Lai nào có bệnh, ông nói như thế bọn ngoại giáo nghe, họ tự sanh lòng sanh diệt, làm cho A Nan bở ngỡ chưa phân định được, liền bưng bình bát trở về. Sau đó trên hư không mới gọi: Ông nên lấy sữa để Đức Thế Tôn dùng. Vì tất cả chúng sanh đang bệnh nên Phật mới thị hiện bệnh, chớ nào phải Ngài bệnh.” –T.V.

Thời Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Vị Cổ Phật Duy Ma giải thích cho ông A Nan để cho đời sau khỏi lầm: Chúng sanh Tướng và Tâm là hai còn sanh diệt. Hàng Nhị Thừa cũng còn sanh diệt. Còn Phật Tướng Tâm là một. Thân Phật tức thân Như Lai. Đức Bổn Sư và Đức Di Lạc đều đoạt được Kim Thân nên thân tứ đại muốn ở hay vào Niết Bàn đều tùy ý. Chúng sanh tánh chư Phật không còn bệnh gọi là Phật Tánh. Chúng sanh tánh Tứ Chúng tu theo Ngài còn bệnh nên Đức Bổn Sư mới thị hiện thân Tứ Đại bệnh để chỉ cho Tứ Chúng biết.

Thời Đức Di lạc tôi đã từng chứng kiến, Ngài bảo quyết ban Bảo Châu cho Tứ Chúng nhưng số đông đều bị lầm Đức Vô thượng Tôn Di Lạc bị bệnh tai biến mạch máu não. Vì tất cả chúng sanh đang bị bệnh thiếu trí nên Đức Di Lạc Tôn Phật mới thị hiện bệnh tai biến mạch máu não. Ngài nhớ lại Đức Bổn Sư bảo Ngài thời Mạt Pháp phải thị hiện thân điên loạn để tận độ chúng sanh nên Ngài bắt đầu đuổi, khai trừ, làm dữ các Chân Tử vòng trong, cho số Chân tử vòng ngoài quậy, canh giữ, đuổi để bậc tín tâm không vào thăm Ngài được. Vì lúc này Ngài đang mở khoa thi lần thứ hai.

Những lần Chân Tử thuộc vòng trong thấy tình hình khó khăn không về thăm, Ngài liền nhắc, nhưng khi nghe tin đến thăm liền bị Ngài đuổi, bậc hỷ xả phải ở ngoài phòng chờ dịp nhìn qua cửa để thăm Ngài. Ngài dụng nhóm con cháu Đề Bà Đạt Đa, thừa dịp này họ lộ diện ác căn rất rõ đểõ đuổi số Hộ Pháp, Tôn Giả, Bồ Tát tín thành đang ở quanh Ngài. Vì có thị hiện bệnh tai biến mạch máu não nên Ngài mở cho đánh mới hợp với như nhiên, chính Như Pháp. Còn như Hòa Thượng Tế Điên không bị bệnh não mà thị hiện Phi Tướng nên không phải Như Pháp, thuộc La Hán Hạnh.

Bà Tạng Trình hàng Tôn Giả ở sát bên Ngài cũng lầm, cứ nói Ngài bệnh, thật ra Kim Thân tức Như Lai nào có bệnh, Tứ Chúng bệnh Ngài mới thị hiện bệnh để đưa qua ngăn chấp, nghi chấp làm cho họ thọ lãnh bảo châu tức Như Pháp. Còn những kẻ thừa dịp trổ hình chướng đối được dịp tha hồ đem lòng xấu xa, ganh tỵ cố đánh, giết hàng tín tâm tu vòng trong đã thể hiện rõ con cháu Đề Bà Đạt Đa thuộc Ma tằng quỷ quái, hải tặc sơn lâm. Ngài thị hiện bệnh não cho đánh đập dữ dội một số trên 10 vị trong danh sách vòng Trung Ương vì nó là Như Pháp nên không ai chấp chướng trái lại tìm đủ cách phục vụ cho Ngài khỏe. Vào Nhứt Thừa tu khó khăn vô kể!

“Thật cao quý thay! Có mỗi một điểm tựa nhỏ mà Chánh Báo vô tận, thân tâm bao dung, biết trọng cho tất cả mọi người, tha thứ cho tất cả mà tự đặt mình vào cương vị quá ư tuyệt mỹ. Do đó nên chi Bồ Tát phát Đại Nguyện rằng: Như Lai vô biên thề nguyện sự.”
–T.V.

Chỉ cần nhận chân được Như Pháp nơi Ngài thị hiện để tận độ chúng sanh tánh, chỉ một khởi điểm nhỏ liền vào con đường Tri Kiến Giải Thoát mà Chánh Báo vô tận vậy. Dù bị đánh đập, vẫn không giận Ngài, không oán hận con cháu Đề Bà Đạt Đa gây tác tệ, thân tâm được bao dung, được xem như phẩm trợ duyên nghịch hành, thật quá ư tuyệt mỹ.

Hàng Bồ Tát mà chưa thấu đạt được Kim Thân Phật Lực thì chưa nhẹ cảm thấy hết Như Pháp. Như Pháp chính là Vô Sư lúc bấy giờ mới tự giác thi hành Ma Ha Tát được. Tề Thiên trong Tây Du Ký là tượng trưng cho Trí của Tam Tạng Pháp Sư, dù cho Tề Thiên Đại Thánh có làm được việc siêu phàm, nhảy xa cuối chân trời vẫn được Chư Phật bảo bọc, có nghĩa lúc nào Phật Lực cũng hiện hành tận độ. Cho dù Tề Thiên Đại Thánh có tài trí đến đâu cũng phải tôn Pháp Sư Tam Tạng làm Thầy chỉ giáo cho. Ý chỉ có Trí phải có Đức. Đức Trí tương song mới Sở Đắc Chân Nguyên.

Trong Long Hoa Hội Thượng, Đức Vô Thượng Tôn Di Lạc thường chỉ bày rất chu đáo cho những bậc có Trí phải thi hành tạo Đạo Đức cho tương song. Có Trí sống trong đời lanh khôn hơn Nhân Sinh nhưng làm theo Trí, ăn trên thiên hạ rồi cũng đến lúc sụp đổ nát tan trông thê thảm, nên cần tạo đạo đức mà trí kém còn có lợi cho đời hơn. Những vị hộ Pháp cần tạo Đạo Đức là những vị đạo đức kém. Cần chú tâm quán xét kỹ, phải uốn lưỡi bảy lần trước khi nói, phải bình tĩnh chọn lựa ác và thiện trước khi hạnh nguyện để khỏi rơi vào ác căn.

“Bậc tu hành lúc qua trở lực, khi tận thấu diễn hóa vạn pháp mới biết đặng không có Ma Tánh, qua từng trở ngại vi tế, do nội tâm phát hiện mới liễu thông sự ngăn cách cản trở nơi Ma Nghiệp, nơi nghiệp lực của Ma Lực nó rất đáng kể. Khi các bậc tu hành qua các trở lực, nhiếp độ trong sạch căn tánh liền Chân Giác ba cõi, sáu đường trở thành tự tánh Pháp Thân, rốt ráo Pháp Thân mà Chánh Giác Bát Đại.” –T.V.

Trên thực tế Bồ Tát tu hành theo sự chỉ đạo của Đức Di Lạc Tôn Phật thật khó khăn vô kể, cứ mỗi lần hành nguyện là mỗi lần bị pháp cản ngăn, nó liên tục làm tê liệt bậc chí nguyện Bồ Tát. Đến nỗi nhiều Tôn Giả phải bỏ cuộc, hoặc dang dở thấy khó sinh ra chán cũng bỏ. Số này rất đông mặc dù họ thông chân lý, cuối cùng thích ngồi thuyết pháp dễ hơn nên bị thọ chủng Thinh Văn Hạnh không sao lập Duyên Giác Hạnh cho tròn được.

Hiếm hoi lắm Ngài mới có được một Bồ Tát vượt qua được các trở lực, mới thấu đạt vạn pháp diễn hóa. Chừng đó mới tự giác không phải do Ma Tánh. Chỉ cần ý thức vượt qua từng trở ngại nơi thân tâm thành một, không còn Ma Nghiệp gọi là nghiệp lực cản ngăn. Vừa độ khổ vừa chí bền theo nguyện của Quán Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát mới chí nguyện gần Phổ Hiền Bồ Tát vào Nhứt Thừa được.

Tất cả bậc tu cho đến chúng sanh vì còn làm biếng mới phải làm siêng gọi là Tinh Tấn Hạnh Nguyện, chứ một khi đã không còn làm biếng thì đâu cần làm siêng tinh tấn. Nếu tinh tấn nữa vẫn là bệnh. Pháp của Nhứt Thừa, Bồ Tát việc đến biết làm nên không sanh pháp. Chúng sanh còn làm siêng làm biếng nên còn sanh diệt. Tương đối pháp là mê lầm. Tuyệt đối pháp là Giác. Đến lúc làm gì cũng đúng liền Thị Chứng Vô Thượng Đẳng Chánh Giác.

Bậc tu hạnh nguyện không ngoài ba cõi sáu đường, sạch sẽ trơn liền tự đạt được rốt ráo Pháp Thân Bát Đại. Bát đại là tám (8) Đại đều được như nhiên Đại Thanh Tịnh: Địa Đại, Thủy Đại, Phong Đại, Hỏa Đại, Hư Không Đại, Tạng Thức Đại, Như Lai Đại, Giác Tướng Đại.

“Bằng chưa Chánh Giác, nơi tự tánh, tự ngã pháp thân thời thảy đều Pháp Giới Phật Giới. Khi đã vương nơi Phật Giới an trụ Pháp Thân, thời gian liền thị hiện Tam Giới độ sanh Tận Giác Vô Thượng Đẳng Chánh Giác Bát Đại Niết Bàn.” –T.V.

Bậc an trụ nơi Phật Giới bị bản ngã, Pháp Thân chưa hạnh nguyện đầy đủ, cần phải đi trong ba cõi, sáu đường độ sanh chẳng thiếu sót pháp giới nào nữa mới gọi là Tận Độ. Có Tận Độ mới mong được Tận Giác Vô Thượng Chánh Giác Bát Đại Niết Bàn. Tận độ thật quá khó khăn. Vì phải hành pháp lạ nên chẳng mấy ai qua nổi.

• Muốn thấy vật lạ. Phải làm sự lạ.
• Pháp lạ khó nghe. Cần hỷ xả.
• Tất cả thiện ác. Không chấp không chướng, tâm ý dung
 thông.

–VÔ SƯ KINH

Làm sự lạ phải cầu Chư Phật Chánh Quả khai thị, vận chuyển vạn pháp lạ được mới thấy điều kỳ diệu. Pháp lạ khó nghe. Nghe gì cũng không chướng đối, cũng không nghi chấp cần tỏ tường pháp tánh rồi hỷ xả đến lúc khó nghe mà vẫn nghe một cách tự nhiên tâm trơn liền không nhàm chán lại còn tìm đủ phương thức cầu tiến không ngừng.

Cái nghe, cái thấy phải hạnh nguyện tự giác như vậy. Đến cái biết dù nhỏ cũng chú tâm quán sát chẳng lơ là, còn cái biết dù lớn cũng không tự mãn, tự kiêu. Càng độ chúng sanh tánh càng hiểu biết rộng thêm cũng vui mừng, nhưng không trụ mừng. Đến tận biết sở đắc Vô Thượng Chánh Giác. Tu như vậy không bị thọ Phật Giới. Bởi vậy mở đầu khai kinh, Tôn Giả A nan ghi: Khai kinh kệ, Vô Thuợng thậm thâm vi diệu pháp. Nơi bá thiên vạn pháp khó gặp Phật Vô Thượng Chánh Giác có đầy đủ chủ quyền Phật Lực thành Phật. Nếu gặp được Phật là căn cơ sâu dày mầu nhiệm mới nhận lãnh lời văn đắc Chân Lý bảo trì, lại nguyện giải toàn Như Lai Pháp thành chân thật nghĩa.

“Thời quá khứ tiền thân Đức Bổn Sư Thích ca Mâu Ni Phật còn hiện thân Bồ Tát gọi là Thường Bất Khinh Bồ Tát nơi kinh Pháp Hoa:

Khi bấy giờ Thường Bất Khinh Bồ Tát sở đắc Hiện Nhứt Thiết Sắc Thân Tam Muội. Nhìn thấy tất cả chúng sanh đều là ứng thân Phật thị hiện. Ngài đặng biết đồng ứng Như Lai, làm hàng bá thiên Vạn Hạnh đi, đứng, nằm, ngồi đầy đủ tư cách tốt xấu, sạch dơ. Ngài liền đến từng người lễ bái thưa gởi: Chính các ông là Phật. Tất cả thảy đều cho Thường Bất Khinh điên. Chớ nào hay nào biết đặng bậc say sưa đánh cờ kia mà say sưa Đạo Phật tu vẫn thành Phật. Kẻ chơi Tiên chìm đắm nọ mà tu trì chìm đắm tỏ ngộ vẫn đặng thành Phật thì sao? Đó là không giới tròn giác vậy.” –
T.V.

Bồ Tát sở đắc Tam Muội mới hành dụng tận độ chúng sanh tánh theo một con đường duy nhất mà Chư Bồ Tát quá khứ, hiện tại, vị lai đều phải trải qua một lối, phải chung một đường. Ngài nhìn thấy tất cả chúng sanh vốn có Phật Tánh, vốn sẵn có bá thiên vạn hóa thân, thân nào cũng là Phật hiện cả nhưng vì mê lầm do tham sân si rồi tranh giành hơn thua đủ muôn ngàn lối nên Phật tánh bị che ẩn không hiện được.

Chư Bồ Tát nào cũng phải biết thị hiện xác thân này vạn hạnh mới tận độ hết chúng sanh tánh nên Ngài lập hạnh làm cho chúng sanh khinh chê để phơi bày hết pháp tốt xấu, sạch dơ. Từ đó xem xét tâm đã trơn liền chưa, nếu thấy còn chớp động phải tự nguyện hành dụng cho sạch gọi là tận độ. Thực hiện xong Bồ Tát thành tựu hạnh Thường Bất Khinh có nghĩa chúng sanh khinh chê mà Bồ Tát không thấy có bị khinh chê, không thấy oán hờn mà lại càng hỷ xả để cúng dường Như Lai.

Cho nên chư Bồ Tát không một pháp nào chẳng hạnh nguyện, cốt để tự độ và tha độ. Chúng sanh, bậc Nhị Thừa thường khinh chê Bồ Tát nên bị bê trễ không theo kịp con đường Chư Bồ Tát đã đi. Thật khó có cơ hội gặp lại để cầu Tri Kiến Giải Thoát rốt ráo.

Hàng Nhị Thừa thấy hạnh Thường Bất Khinh của Bồ Tát, vội hùa theo nguyền rủa bị tổn thương không còn bảo trì công đức thật tai hại ắt bị sa Địa Ngục thọ báo.

Thời Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật khi còn hạnh nguyện Bồ Tát đã thực hành hạnh nguyện Thường Bất Khinh đến thời Hạ Lai Mạt Pháp Đức Di Lạc Bồ Tát cũng lập hạnh Thường Bất Khinh sau lập Trang Nghiêm Hạnh thành tựu Phật Quả. Đường đi trước và sau của Chư Bồ Tát cầu Diệu Quả Bồ Đề phải hiện Sắc Thân Tam Muội mãi cho đến khi hoàn toàn viên mãn. Không có con đường nào khác, chỉ duy nhất một con đường Nhứt Thừa này để thành tựu vào Tối Thượng Thừa.

Chúng sanh thấy hạnh nguyện Bồ Tát chớ nên chướng đối mà bị tổn thương quá to lớn, cũng chớ nên dung dưỡng trông đợi ảo mộng tối tăm. Hãy nhìn, hãy nghe nơi thị hiện sắc thân Tam Muội của Bồ Tát mà sở đắc tự biết Không Tướng đến Giác Tướng. Giác Tướng là Tướng Phật.

Bồ Tát cầu Diệu Quả Bồ Đề không lập giáo môn chỉ do chúng sanh đa bệnh mà Bồ Tát phải đa hạnh. Thời Hạ Lai vẫn không lập giáo môn chỉ tùy căn sâu cạn, tùy duyên lơi, duyên thiết tha mà hóa độ thôi. Bồ Tát ắt phải am tường đường đi của chư Phật hiện tại vừa Bát Đại Niết Bàn nên chỉ chuyên hóa giải quan niệm tạo thành nghiệp cứu độ chúng sanh. Trong hư không không thấy vết chân Chư Phật nhưng Bồ Tát tìm lại được dấu vết Chư Phật đã đi nay theo không hề có lạc đường.

Trong hư không, không còn dấu vết mà tìm được dấu vết mới thật vi diệu nên Bồ Tát nhất tâm cổi giải an lành như nhiên cho chúng sanh cùng hàng Nhị Thừa, hàng A La Hán tu chứng mà thôi. Bởi vậy kẻ say mê đánh cờ, bậc thọ nhiễm Tiên Đạo nếu lìa chấp, lìa chướng gặp Bồ Tát vẫn được chỉ dạy thoát chìm đắm đặng Giác Ngộ. Phẩm Phật Quốc trong kinh Duy Ma như sau:

“• Trực tâm là Tịnh Độ của Bồ Tát, khi Bồ Tát thành Phật, chúng sanh không đua vậy sanh sang nước đó.
 • Thân tâm là Tịnh Độ của Bồ Tát, khi Bồ Tát thành Phật chúng sanh đầy đủ công đức sanh sang nước đó.
 • Nhẫn nhục là Tịnh Độ của Bồ Tát, khi Bồ Tát thành Phật chúng sanh đầy đủ 32 tướng tốt sanh sang nước đó.” –T.V.

Tu lâu lên chức Đại Đức, Hòa Thượng mà khi già bệnh hoạn rồi hôn mê chết do tại sao?

Thân theo tư tưởng, nói sao làm vậy nên còn đang làm chúng sanh Hộ Pháp tức Chúng Sanh Tăng. Do đó thân với tâm là hai. Chừng nào chịu tu sửa đến lúc tâm nghĩ như thế nào thân làm y vậy là một thì sở đắc chân lý.

Thích suy nghĩ, học, tụng kinh, xem kinh rồi thuyết giảng thì hay. Còn chịu khó, chịu khổ làm để sửa tánh, sửa tật xấu thì không làm, Thân Tâm thành hai là chúng sanh. Chân lý chỉ có một đường duy nhất là Giác. Nhiều bậc rất tin tướng Phật, cốt Phật mà không chịu tu Tâm. Có lúc Tâm chịu tu mà thân không chịu hành nên không có Trực Giác. Chư Bồ Tát Thân Tâm là một, Tâm và Pháp tái hợp làm một đó là Tịnh Độ của Bồ Tát.

Bậc tu còn tâm thức động vọng nên cần Thiền Định đạt Tịnh Tâm. Đã tịnh tâm đương nhiên tịnh độ của Bồ Tát chừng đó mới có Trí Huệ. Trí Huệ không mắc miếu nơi đâu thì đâu đâu cũng đều là Tịnh Độ được tận thấu Trực Tâm.

Thiền Định và Tịnh Tâm vốn là một, nếu là một liền có trí tuệ. Không Thiền Định không phát triển Trí Tuệ, không có Trực Tâm. Nương nhờ Thiền Định mới Giác. Thời Đức Long Hoa Tăng Chủ Di Lạc Tôn Phật, Ngài dặn dò rất tỷ mỉ, nhiều bậc tu làm biếng Thiền Định hay gặp hoàn cảnh khó khăn bỏ Thiền nên Ngài dỗ dành khuyên bảo không khác ông cha thương đàn con còn dại khờ.

Bậc tu còn thân tâm là hai, dù tu lâu năm khi chết vẫn còn sanh tử chớ không đi đâu được. Khi thân tâm là hai thì tâm và pháp cũng là hai nên phản nhau cũng như bậc tu theo chư Phật, tâm muốn tu giác nhưng pháp đến mình chê. Rõ ràng tâm và pháp là hai nên không được về Tịnh Độ. Khi thành Phật chúng sanh tánh đã được thanh tịnh cũng được trả về Quốc Độ Chư Phật, được sanh sang Phật Quốc.

Nhẫn nhục mà biết hóa giải vạn pháp trong Đạo Hạnh sẽ trực giác Tịnh Độ của Bồ Tát. Còn gọi là Nhẫn Nhục Tam Thừa. Chúng sanh nhẫn nhục cứ làm thinh không tu sửa, không hóa giải, thời gian hóa khờ không có trí tuệ.

“Bồ Tát nương nơi Công Đức Như Lai. Tĩnh tọa an nhiên, đồng thuyết pháp cho vô số chúng sanh nơi mình đặng nghe pháp, lãnh hội lời thuyết ngôn, tất cả thảy đều đặng nhiều môn giải thoát, đó là những vị đã từng Cúng Dường Như Lai nên ngày nay mới nói như thế.” –T.V.

Bồ Tát không soạn bài chuẩn bị giảng, cũng không nghiên cứu kinh để thuyết pháp bao giờ. Bồ Tát thân cận Tứ Chúng cùng chúng sanh, nương vào họ lập công đức tu hành thực tiễn, nhận chân được nghe thấy biết chính là Như Lai Pháp tùy căn bệnh của chúng sanh, cùng căn bệnh bậc tín tâm rồi từ đó thuyết pháp đúng thọ chủng, thọ nghiệp của họ, làm cho chúng sanh cùng bậc Tín Tâm tỏ thông Giác Ngộ. Chính hạnh nguyện như vậy mà Bồ Tát được nhiều tài liệu, nhiều môn giải thoát để Cúng Dường Như Lai đặng thành Phật.

Bồ Tát dần dần trực giác chu đáo Thinh Văn Hạnh, Duyên Giác Hạnh, La Hán Hạnh tận thấu không còn ưa thích cá nhân cá tánh, chỉ nương pháp Như Nhiên nơi mình, nơi chúng sanh, nơi bậc tín tâm để tận độ.

“Thời bấy giờ có vị Thiền Sư Bồ Tát, sở đắc thần thông, dạo khắp tam thiên thế giới rồng người. Khi dùng Lậu Tận Thông biết đặng nghiệp lậu chúng sanh. Dụng Tha Tâm Thông tỏ rõ tâm trí rồng người. Dùng Túc Mạng Thông quán sát tuổi thọ từng các cảnh giới. Dụng Thần Túc Thông tận rõ nơi thọ ngã chư Thiên Tiên.” –T.V.

Có tu ở gần Đức long Hoa Tăng Chủ mới chứng kiến Ngài có đầy đủ Lục Thông thị hiện nhiều vô số vi diệu pháp, để tận độ Tứ Chúng trong đạo và nhân sinh cùng tứ loài thời Hạ Lai Mạt Pháp này. Ngài biết tất cả nghiệp căn, nghiệp lậu của từng Chân Tử, lúc nào cũng khai thị cho họ tháo gỡ đến tỏ thông nghiệp lậu. Bởi vậy, Ngài thường diệu dụng phi tướng cho bộ Trung Ương nhưng số này vẫn tin vâng kính Ngài. Những bậc cùng tu trong Long Hoa Hội mà thờ ơ, ở vòng ngoài không khi nào biết rõ diệu dụng của Ngài. Họ được Ngài hoá độ thuận hành, cuộc sống được sung túc vật chất như ý họ mong cầu.

“Thiền Sư Bồ Tát tận dụng thường dùng Ngũ Nhãn, Lục Thông, đo lường tất cả Nhân Thiên, Tiên loài thảy đều chánh báo bị sanh gây tạo thân hình, thân mạng không thực thể. Vị Thiền Sư Bồ Tát ngạc nhiên tự thốt ra nơi cửa miệng: Lạ thay! Có thân mạng chưa có chủ quyền, sống theo sanh diệt đồng ứng chưa tận giác chỉ là con nộm mà thôi.” –T.V.

Đức Di Lạc trong thời Hạ Lai Mạt Pháp này chứng thị tất cả bậc tu từ nhân sinh đến Tiên Thiên do nghiệp chủng mà bị sanh thân mạng như đã hành động. Ăn ở, sinh sống, tập nhiễm như thế nào thì khi chết lai sinh về nơi ấy mà thọ hưởng Chánh Báo, Thọ Báo phân minh.

Có thân mạng chưa có chủ quyền: Thân mạng không tu Tri Kiến Phật, Phật Tri Kiến thì không có chủ quyền Phật Lực. Chỉ có Ma Lực nên thân mạng bị nó sai khiến không kiềm chế được, thân chỉ là con nộm múa may quay cuồng theo người tạo ra con nộm.

Bậc tu không theo vết chân chư Bồ Tát ắt bị Ma Lực sai khiến. Thân làm theo ý Ma Lực điều động phải sống sanh diệt tức theo sanh tử luân hồi. Bậc tu dù tín thành, thiết tha mà chưa thấu đáo đúng đường dây sanh tử thì có tu bao lâu chăng vẫn bị sanh tử luân hồi như chúng sanh. Thời Hạ Lai Ngài dùng Ngũ Nhãn, Lục Thông khai thông đường đạo cho Tứ Chúng trong 37 năm tại thành phố Nha Trang, Sàigòn, Qui Nhơn, Đà Nẵng, Huế nhưng số nhận được sở đắc chân lý cũng quá hiếm. Tu hành khó như vậy mà nhiều bậc chưa tỏ đường dây sanh tử vội xưng Thánh, xưng Phật là do Ma Lực làm chủ điều động. Chính nhiều bậc bị nó xâm chiếm toàn thân mà không hề hay biết. Thật lạ thay cho sự tu hành Thọ Ngã.

“Nay ta công dụng Thần Thông đồng ứng Nhãn Tạng Trí Hóa đặng biết vẫn lầm nơi pháp giới tận biết, từ ngoài đến trong từ trên đến dưới mà chưa Tận Giác thân mạng nơi ta, chưa thấu tường tận bản thân thị chứng đường dây sanh tử, thì làm sao tận giác?

Vị Thiền Sư Bồ Tát tự hỏi xong, lặng lẽ đến một phiến đá an dưỡng, đồng soi khắp thân tâm qua hàng trăm tuần nghìn lớp lớp, thời gian tận giác Chứng Thị Chánh Giác.” –
T.V.

dn_thay_benhvien_01
 Ngài Khai Thị cho các Chân Phật Tử.
Khi Ngài còn đang hành nguyện, Đức Di Lạc nhắc nhở lớp Bồ Tát theo sau cần tự soi khắp thân tâm từng lớp lớp chúng sanh tánh, từng tư tưởng khởi sanh khởi diệt mới mong tận giác từng tư tưởng mà thấu đạt Tam Thân, Tứ Trí, Ngũ Nhãn, Lục Thông đến Chánh Giác. Chính Ngài còn phải soi khắp thân tâm tỷ mỷ rồi ghi chép lại để Bồ Tát đi sau cũng phải tận tâm tu, tự soi như vậy nếu không dễ bị Ma Lực điều động. Một hôm có một chân tử theo Ngài ở Bình Định trời nóng bức sau cơn Thiền Định ông này mong có gió đến cho khỏe, bỗng gió thổi mát lạ thường. Vị này liền mừng rỡ tin mình đã đồng ứng với Như Lai vũ trụ, sau tự cho là đã giác.

Ngài ôn tồn khai: Chưa có chủ lực, chưa Chánh Giác mà ước gì có đó là Tưởng. Thuộc loạïn động do Ma Lực điều động chớ nên thọ chấp. Cứ hóa giải, cổi giải chừng nào Trực Hiện mới thật. Ma Lực rất tinh khôn nó biết hết, thấy hết, nghe hết ý nghĩ nơi ta nên hóa cho ta bị lầm. Nếu không có Ngài, thật bị lầm truyền kiếp. Ma ba tuần trong ta nó chỉ chờ một sơ hở nơi cái muốn, cái vọng là gạt ta, chớ nên vội tin nó. Nhiều bậc còn bị nó gạt là ông này, ông nọ, nó nói tới nói lui làm bậc tu tin lầm nơi nó.

“Phật ra đời tùy căn cơ, căn tánh lần đưa cho chúng sanh tánh biết Hướng Thượng mở mang tâm thức trở thành Bồ Tát Tánh. Bồ Tát Tánh có đồng thể chất bao dung giúp đỡ từng lớp chúng sanh không quái ngại, lấy sự tiến hóa nơi chúng sanh giới về với chính bản thân Bồ Tát an vui. Phật Tánh cũng như thế.” –T.V.

Mỗi chúng sanh tánh chính là mỗi tánh. Mỗi con người cho đến Chư Thiên, Chư Tiên có vô số tánh gọi là có vô số chúng sanh tánh. Chư Phật ngự trên tòa sen, tiêu biểu mỗi cánh sen là một chúng sanh tánh, Phật đã điều ngự. Ngự chế được tất cả chúng sanh tánh nên mới ngồi trên tòa sen. Hoa sen sống ở bùn dơ hôi tanh. Phật ngự trên tòa sen tiêu biểu cho trong thế gian có đầy đủ chúng sanh, tánh tình tham, sân, si, hỷ, nộ, ái, ố, thường, lạc, ngã, tịnh. Từ thế gian Ngài kiên trì tu hành, mỗi khi gặp diễn cảnh nan giải liền hướng thượng. Hướng thượng là chủng tánh Bồ Tát. Có hướng thượng tâm thức được khai thông rộng rãi, bao dung lại biết tận độ chúng sanh đi vào con đường vô sanh không còn quái ngại, Bồ Tát được an vui. Còn chúng sanh khi gặp lúc khó khăn, gay cấn tánh tình vặc mắc xấu xa gọi là Ma Tánh phải sống trong biển khổ sanh tử.

Khi tu hành đến Chánh Giác, tất cả chúng sanh tánh sạch dơ, tốt xấu không còn bị nhiễm được sung mãn công đức gọi là Phật Tánh. Trong mỗi cánh sen có một vị Phật ngự, đó là Phật Tánh. Chư Phật diệu dụng lúc tận độ chúng sanh lấy ra dùng, nó thường còn, bất tăng bất giảm, lại vô lượng vô biên không thể nghĩ bàn. Điều ngự xong chúng sanh tánh Chư Phật tận thành Phật Tánh, danh hiệu Điều Ngự Trượng Phu là một trong mười danh hiệu của Chư Phật mười phương.

“Khi Bồ Tát tự nguyện cúng dường Như Lai Phật. Chư Bồ Tát đồng hiện đồng hóa, trở thành Mật Thể và Như Tướng, vì như thế nên chi Bồ Tát mới hóa thân sơn hà đại địa chủ yếu mát mẻ Như Lai, Ứng Cúng Chánh Biến có từng lớp lớp, từ cây cỏ đến suối đào, từ ẩm thực đến hoa quả. Thế giới gọi là Thiên tạo.” –T.V.

Đứng về cái nhìn nơi Phật, từ kẻ ăn mày khổ sở đến hàng vua chúa, quan quyền đều là Bồ Tát hóa thân vạn hạnh. Cho nên Bồ Tát cần phải tự nguyện hành thâm pháp giới đủ vạn hạnh chẳng thiếu sót, chủ yếu cúng dường Như Lai mà tận thấu Như Tướng, Như Tướng chính là Mật Thể. Cho đến sơn hà đại địa, cây cỏ cùng thiên nhiên đều là hóa thân Bồ Tát từng lớp lớp. Thế mới biết nương nhờ nơi chủng tánh hướng thượng thực hành tinh tấn được kiến diện Như Lai quá ư to lớn vậy.

Chúng sanh không dám đánh đổi, hơn thua, nhỏ nhen, bủn xỉn, keo kiệt thuộc ma tánh bị ô nhiễm thì làm sao hiểu thấu được Bồ Tát hạnh nguyện vạn hạnh. Dưới mắt Phật chỉ thấy Bồ Tát không thấy có chúng sanh. Vì sao? Vì tất cả chúng sanh tánh đối với Chư Phật đã trở thành Bồ Tát tánh, Phật Tánh nên dưới mắt Phật chỉ thấy Bồ Tát. Còn bậc tu chưa Chánh Giác chưa gặp Phật chứng minh tâm ấn cũng không tự xưng là Bồ Tát được.

“Đồng thời chư Bồ Tát hiện hàng hàng lớp lớp pháp giới để thọ giới đầy đủ trang nghiêm cung thỉnh Như Lai Phật cúng dường ngôi Tam Bảo tất cả các Bảo Châu, Ngọc Bích, Xa Cừ, Mã Nảo, San Hô, Hổ Phách cùng Long Phướng Xe Giá, kèn trống tiễn đưa đón rước Chư Phật mười phương tề tựu đàm luận cùng thảo luận. Bồ Tát chủ yếu chứng tri công đức, Bồ Tát tự nguyện, an trú pháp giới cúng dường, từ đời đời kiếp kiếp. Có như thế, hành như thế nên chi Chư Bồ Tát thảy đều là cái dụng của Như lai.” –T.V.

Dưới mắt Phật không thấy chúng sanh, chỉ thấy đâu đâu cũng hiện Bồ Tát Tánh, Phật Tánh trùm khắp từng lớp lớp. Mỗi Phật Tánh là một pháp giới có phẩm chất riêng gọi là Bổn Lai Diện Mục pháp giới. Tất cả đều cung kính đầy đủ trang nghiêm trong thể Như Lai Phật cúng dường Như Lai Phật những vật quý nhất như Bảo Châu, Ngọc Bích, Xa Cừ, Mã Não...

Mỗi Phật Tánh hay mỗi Hóa Phật thảy đều hiện Tịnh Bất Tịnh trong thể Như Lai càng làm tăng thêm sự trang nghiêm để cúng dường Như Lai. Bồ Tát Tánh, Phật Tánh là cái dụng của Như Lai, Chư Phật sử dụng rất tận tỏ tường. Mỗi Bồ Tát Tánh là hóa thân của Bồ Tát nên tự an trú pháp giới trong thể Như Lai, vì sẵn chủng tánh hướng thượng mới được gọi cúng dường Như Lai Phật đời đời kiếp kiếp từ vô thủy vô chung nên Bồ Tát được tăng trưởng Chánh Báo.

“Khi bấy giờ Bồ Tát mong Tri Kiến Phật thì làm như thế nào để Tri Kiến? Bồ Tát phải giải giới, Bồ Tát phải tận độ chúng sanh giới, do đó nên chi Bồ Tát nhìn thấy tất cả đều là vạn pháp ràng buộc chúng sanh chịu giới cực khổ, Bồ Tát nguyện đem thân mạng, trí huệ, tay chân, đầu cổ bố thí chúng sanh thoát khỏi pháp giới, làm nơi an lành của Bồ Tát Nguyện.” –T.V.

Hàng Nhị Thừa tu hành chưa có chủ lực để điều động vào giới ra giới. Bồ Tát phải là bậc đã trực giác được Bồ Tát Tánh nên vào giới ra giới được dung thông. Chúng sanh giới còn chìm trong chủng tánh riêng tư, không siêu độ được phải bị trị trong vòng đai pháp giới tức trong biển khổ. Bồ Tát đem hết tâm trí, tín thành làm đủ phương tiện Hữu Tướng Phi Tướng giải giới cho chúng sanh thoát khỏi pháp giới. Bồ Tát không có ô nhiễm hỷ, nộ, ái, ố nên cứu độ tất cả chẳng còn ô nhiễm vạn pháp. Bồ Tát vì lòng bi nguyện đem thân mạng, trí huệ, tay chân, đầu cổ bố thí cho chúng sanh chẳng thiếu thứ gì nơi Bồ Tát làm cho chúng sanh được an lành. Đó chính là Bồ Tát đem hết tâm lực, đem cả bộ óc, đem cả thân mạng chú tâm hóa giải cho chúng sanh đạt được vào giới ra giới, tròn giới... Chánh Giác.

Còn ở hàng chúng sanh, tâm tánh eo hẹp, trí nông cạn không thể nào tự thắp đuốc mà đi được. Trong thời Hạ Lai nhiều bậc tu đến được với Long Hoa, được tu hành quanh Đức Vô Thượng Tôn Di Lạc có đầy đủ hàng Tôn Giả, Chư Tổ thời xưa mà cũng phải khó khăn lắm mới hiểu một phần nào thì làm sao cấp chúng sanh vào giới ra giới cho được. Còn đầy vô minh không thể nào có tự tánh được.

“Bồ Tát nguyện ra vào địa ngục giới, lãnh lấy sự khổ đau ngục hình, hoặc giả hứng chịu kẻ kia mắng chửi hành hạ thân mạng, để cho chúng sanh hóa giải nghiệp lậu đặng thoát khỏi ngục hình. Nguyện như thế, làm như vậy Bồ Tát làm nơi an lành của Bồ Tát Nguyện.” –T.V.

Trong Lục Đạo phải kể Địa Ngục Môn là nơi Bồ Tát phải vào để thực tiễn, chịu ngục hình, chịu sự khổ đau, chịu hành hạ thân mạng, chịu sự chửi mắng, chịu đủ điều tủi nhục để hóa giải cho sạch nghiệp thức, nghiệp lậu. Có như thế Bồ Tát mới thoát khỏi chốn ngục hình. Có đầy đủ công đức sung mãn mới tận độ chúng sanh thoát khỏi Địa Ngục Môn.

Trong thời Hạ Lai này chính Đức Di Lạc trước khi thành Phật cũng phải vào thọ ngục hình ở Địa Ngục Môn của cộng sản nơi mật khu tỉnh Bình Định Qui Nhơn, tất cả là 26 tháng. Ngài cũng phải bị hành hạ thân xác đủ hình thức cốt tận độ chúng sanh tánh của Ngài, sau thoát khỏi ngục hình nơi Địa Ngục môn Ngài mới thực chứng mà tận độ nhân sinh, Tiên, Thần cùng tứ loài trong ba cõi sáu đường. Có hạnh nguyện như vậy Bồ Tát mới đi vạn hạnh thực chứng. Bồ Tát được Lý Sự tương song, Tánh Tướng tương song, Đức Trí tương song.

“Lúc Bồ Tát hành nguyện đồng với hạnh nguyện, Bồ Tát không bao giờ nhàm chán, Bồ Tát say sưa nơi nguyện. Vì sao? Vì bản năng thực thể mong đợi Tri Kiến, do đó nên chi Bồ Tát lìa tất cả mà không nhiễm ái, cúng tất cả mà không nhiễm chấp, đưa tất cả mà không nhiễm trần cấu.” –T.V.

Bồ Tát hành nguyện có nghĩa thi hành vạn pháp phải học hết cái Sự nơi Bồ Tát, nghe thấy biết, từng tiếng, tiếng kèn, tiếng trống, tiếng gì biết tiếng đó. Đặc điểm không giới nào bỏ, không giới nào lấy. Đó là tu bất sanh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm. Cho dù gặp hoàn cảnh tức vạn pháp sướng khổ, mưa gió, trời long đất lở cũng không bỏ tu đó là tu bất sanh bất diệt nên trái đất dù có bị hủy diệt Bồ Tát vẫn không bị tiêu diệt. Vì sao? Vì nhiều cái không tướng mà biết sâu hơn bậc La Hán. Bồ Tát sống trong Bồ Tát Tánh, chỉ một câu nói đủ biết người đó như thế nào. Nhờ hành vi đụng chạm tức tri kiến giai cấp gì.

Bồ Tát hạnh nguyện xây dựng chánh pháp thật khó vì phải chỉnh trang lại đường dây khai ngộ Phật Pháp của Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật nay nhân sinh tu sai lạc. Tri kiến một pháp là vạn pháp tri kiến được. Đắc một pháp là vạn pháp đắc được. Trong cùng một đạo tràng, Bồ Tát nhìn thấy nhiều nhóm đồng tu tạo thành Liên Hoa nhìn người đứng đầu dở là biết trong nhóm đó đều tu dở. Biết người đứng đầu kia giỏi thì biết nhóm đó đều giỏi hết gọi là Liên Hoa Tôn. Đức Di Lạc chọn Chân Phật Tử trong Trung Ương Bộ để hành nguyện, hạnh nguyện là như vậy. Sau Bồ Tát thâm nhập, không còn ái nhiễm, không còn nhiễm chấp mới làm chủ hết vi trần rồi còn phải hóa cho chúng sanh tu theo Bồ Tát được giác ngộ, Bồ Tát mới thành Phật.

“Bồ Tát hành nguyện, hạnh nguyện như thế vươn mình đánh đổi như vậy Bồ Tát sở đắc pháp giới tận biết đặng pháp giới kết nạp trở thành vợ con, chồng vợ, trai gái, nam nữ phải chịu nơi pháp giới trăm phương ngàn cảnh, sướng khổ do nơi lầm lẫn chìm đắm nặng nhẹ mà thọ nghiệp, thọ chủng, thọ ái, thọ tử liền sở chứng vô sanh.” –T.V.

Bồ Tát hành nguyện có nghĩa là thi hành pháp Phi Tướng chẳng sợ tiếng khen chê, chẳng phiền trách sự khinh ghét, chẳng cần khổ tâm lời nguyền rủa từ nơi chúng sanh. Bồ Tát hạnh nguyện có nghĩa thi hành pháp Hữu Tướng làm chúng sanh ưa thích ái kính thuộc Đạo Hạnh, Bồ Tát chẳng thấy vui mừng dù thật biết vạn pháp vốn tịch tịnh.

Từ một khởi điểm nhỏ là mấu chốt gom hết vi trần có lúc phải đánh đổi, Bồ Tát mới sở đắc đầy đủ vòng đai pháp giới tạo vợ chồng, con cái, anh em, giòng họ, thân quyến. Mỗi một gia đình có nếp sống riêng. Đắc một pháp giới thì các pháp giới khác cũng diễn y như vậy, chỉ khác nhau tính chất như chua, ngọt, tốt, xấu. Tự nhiên Bồ Tát thông đạt có thể tìm được một pháp giới để chứng ngộ được Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới. Từ một pháp nhỏ tỏ hết pháp giới. Tu từng môn làm sao thông? Đó là khai tâm ấn.

“Khi bấy giờ Bồ Tát lấy Đạo Tràng làm thú vui tạm trú, lấy mức tiến làm món ăn nơi ở hàng ngày, lấy bao dung rộng rãi xây dựng Tịnh Độ của Bồ Tát. Bồ Tát hành thâm pháp giới, nhiếp độ hóa giải pháp giới! Từ nơi vinh Bồ Tát nhìn nhận thoảng qua không lấy đó làm nơi trụ xứ. Từ chỗ nhục Bồ Tát chẳng tái tê nhưng chẳng lấy đó oán hờn.

Bồ Tát Nhất Tâm đảnh lễ tự nguyện tất cả thân mạng đều cúng dường Như Lai, chẳng còn chi nơi Bồ Tát, đặng pháp đảnh Như Lai thọ ký. Bồ Tát liền sở đắc tận giác tất cả pháp giới, Bồ Tát liền đặng giải giới, đặng Chư Phật thọ ký lãnh lấy ứng hiện thân Bồ Tát.” –
T.V.

Trong Long Hoa tận độ, Đức Vô Thượng Tôn Di Lạc phân định rành mạch cho bậc tu từ Hộ Pháp đến Tôn Giả, A La Hán, Tinh Văn Hạnh, Duyên Giác Hạnh, cho đến Hộ Pháp Bồ Tát đều phải tu theo một con đường: Đạo Đời song tu cho hợp nhất. Mỗi vị đều làm các ngành nghề ở trong đời từ lao động tay chân cho đến giáo viên, giáo sư, kỹ sư, bác sĩ, tiến sĩ...tất cả đều lấy đó làm phương tiện tu hành cầu Giác Ngộ.

Khi có một vị trong đạo tràng nơi Long Hoa sở đắc Vô Thượng Đẳng Chánh Giác được kiểm tra chứng minh Bồ Tát thì Ngài ấn quyết bậc này chỉ lấy đạo tràng làm nơi tạm trú hành nguyện, hạnh nguyện. Đối với đời Ngài xem như đã đủ không sinh nhai qua nghề nghiệp nữa mà phải thực hành Đạo Tràng duy nhất để tu hành tiến đến thành Phật.

Còn cấp Thánh Hiền tu đạo đời. Đến Bồ Tát Chánh Giác không hiền cũng chẳng dữ, không thiện cũng chẳng ác, không sanh cũng chẳng diệt. Có tu hành như vậy mới giải giới đến viên dung pháp giới. Bồ Tát lên trên cao cũng không bỏ ở dưới gọi là hành nguyện không cao cũng chẳng thấp. Nếu còn bỏ, còn lấy không bao giờ sở đắc Chánh Giác được.

Một hạt đất, một hạt cát nào nằm dưới đáy chân núi thì nó rất rắn chắc rất mạnh. Bậc tu nào chịu vạn pháp xoay thì người đó công năng càng lớn, kết chung sở đắc chân lý. Còn ngồi thuyết pháp nghiên cứu không qua nổi hoàn cảnh thì chỉ thuyết cho hay, cho vui thôi. Đó là khai ấn.

Thế gian làm việc ở đời dần dần phát triển. Còn bậc tu cầu Tri Kiến Giải Thoát thì trổ nghiệp. Đừng chán nản, cố tinh tấn. Vì một tánh thọ nghiệp phải hóa giải mất mười kiếp tu hành. Tỷ như tánh lừ đừ, nghe xong ra khỏi đạo tràng tánh đó nó trở lại lừ đừ. Bậc tu thọ lãnh pháp giới như vậy, cố thủ gọi là Kim Cang Tạng vì thọ lãnh một pháp củng cố muôn tỷ kiếp không giác ngộ được. Bậc tu không thể cầu vái van xin khi tu hành không chịu cổi giải. Nhưng biết lìa ngã, phát nguyện tìm gặp tu theo bậc đã biết là Bồ Tát đang thi hành Chánh Quả Phật thì chỉ một kiếp quyết Tin Vâng Kính trọn liền sở đắc. Khi đã tỏ tường thế nào là chân pháp là thiện pháp liền kiến diện Như Lai, đặng gặp Chư Phật thọ ký, chừng đó mới được công nhận đã có ứng thân Bồ Tát hiện khắp pháp giới, quán chúng khắp khắp gọi là Du Hí Thần Thông Tam Muội vậy.

“Bồ Tát trải qua vạn hạnh, vạn nguyện, Bồ Tát mới nhìn nhận: Tất cả chúng sanh giới, từng hàng Nhị Thừa tu chứng cho đến Tiên Thần Thánh Hóa chỉ hơn nhau nơi Thanh và Thô, chớ nghiệp chủng nơi chúng sanh tánh còn nguyên vẹn.” –T.V.

Những pháp lớn, pháp thô bậc Nhị Thừa tu chứng dễ thực hành được, qua được. Còn những pháp nhỏ gọi là pháp thanh qua không được, không thấy được nên chưa có Nhãn Tịnh. Bồ Tát tỏ Bổn Lai Diện Mục nơi thô, thanh, vi tế được Thanh Tịnh. Tánh và cốt cách trước sau đều y nhau như quá khứ, còn tướng mạo thay đổi dạng tùy giới. Bậc tu không tỏ nơi thanh, nơi vi tế chỉ thấy thô cần phải tinh tấn tu cho đến đam mê mới có đủ tinh thần. Chừng một thời gian nào nhớ tiền kiếp quá khứ.

Những bậc ngồi kiết già thuyết pháp không được tự nhiên. Gặp trường hợp nào cũng thuyết pháp được vừa trình độ, vừa đúng nghiệp chủng cứu độ được chúng sanh đó là Bồ Tát. Đức Di Lạc Tôn Phật khéo thuyết từng căn bệnh của chúng sanh, ai gặp cũng thích thú, quý mến, ái kính. Ở ngoài nhìn vào thấy Ngài là cư sĩ có vợ con rườm rà lộn xộn. Thật sự bậc say đạo gặp Ngài theo tu kết quả thấp nhất cũng được Phước Báo Nhân Thiên.

Đã là chúng sanh, thọ nghiệp chủng còn nguyên vẹn, chừng nào phát tâm sửa tánh tu một thời gian tỏ tường vạn pháp làm gì cũng đúng là ngộ. Còn làm gì cũng không biết đúng hay sai, hoặc làm gì cũng sai thuộc pháp thô là mê. Nếu biết vạn pháp huyễn hóa, thực tu với tâm chân thật một ngày nào sẽ trở về với cái thật./-